Scholar Hub/Chủ đề/#năng lực thực nghiệm/
Năng lực thực nghiệm là khả năng của con người để thực hiện các thí nghiệm, quan sát, thu thập dữ liệu, phân tích kết quả và rút ra kết luận dựa trên kinh nghiệ...
Năng lực thực nghiệm là khả năng của con người để thực hiện các thí nghiệm, quan sát, thu thập dữ liệu, phân tích kết quả và rút ra kết luận dựa trên kinh nghiệm sống và kiến thức hiện có. Đây là khả năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, như nghiên cứu khoa học, y học, công nghệ, khoa học xã hội và học thuật. Năng lực thực nghiệm giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, kiểm chứng những giả định và lý thuyết, và phát triển các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp.
Năng lực thực nghiệm bao gồm nhiều khả năng và kỹ năng cần thiết để thực hiện các thí nghiệm một cách chính xác và đáng tin cậy. Dưới đây là một số khía cạnh chi tiết hơn về năng lực thực nghiệm:
1. Tư duy khoa học: Năng lực thực nghiệm đòi hỏi một cách tư duy phản biện và logic, có khả năng tạo ra các giả thuyết và thiết kế các thí nghiệm để kiểm chứng các giả thuyết đó. Tư duy khoa học cũng bao gồm khả năng phân tích dữ liệu và rút ra kết luận dựa trên các bằng chứng thu thập được.
2. Kỹ năng thực hành: Năng lực thực nghiệm đòi hỏi khả năng thực hiện các thí nghiệm một cách chính xác và cẩn thận. Điều này bao gồm việc làm chủ các kỹ thuật thí nghiệm, sử dụng các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm, và tuân thủ các quy trình an toàn và đúng quy định.
3. Thu thập và xử lý dữ liệu: Năng lực thực nghiệm đòi hỏi khả năng thu thập dữ liệu một cách chính xác và có tổ chức thông qua việc sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu như quan sát, thử nghiệm hoặc khảo sát. Sau đó, dữ liệu được xử lý, phân tích và diễn giải để rút ra kết luận và đưa ra những phán đoán hoặc dự đoán.
4. Kiến thức về phép đo và thống kê: Năng lực thực nghiệm yêu cầu kiến thức về phép đo và thống kê để đánh giá chính xác và đáng tin cậy các dữ liệu thu thập được. Điều này bao gồm hiểu biết về các phép đo chuẩn, các phương pháp lấy mẫu và xác định độ tin cậy của kết quả.
5. Kỹ năng phân tích và diễn giải kết quả: Năng lực thực nghiệm yêu cầu khả năng phân tích kết quả thu được và diễn giải ý nghĩa của chúng. Điều này bao gồm việc sử dụng phương pháp thống kê hoặc phân tích dữ liệu và đưa ra những kết luận hợp lý từ các kết quả thu được.
Tổng quát, năng lực thực nghiệm là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và tư duy trong việc tiến hành các thí nghiệm, thu thập dữ liệu, phân tích kết quả và rút ra kết luận trong các lĩnh vực khoa học và nghiên cứu. Điều này đóng vai trò quan trọng trong phát triển kiến thức và sự tiến bộ trong các lĩnh vực khác nhau.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM CHO HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG Năng lực thực nghiệm là một trong các năng lực chuyên môn quan trọng và hết sức cần thiết, cần được hình thành và phát triển, nhất đối với sinh viên sư phạm Vật lí để đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát năng lực thực nghiệm đối với sinh viên năm thứ hai Khoa Vật lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi được học học phần Thí nghiệm Vật lí đại cương (cơ – nhiệt) tổ chức theo phương pháp dạy học khám phá, bằng phương pháp điều tra (bảng hỏi). Sau đó, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả khảo sát (bảng trả lời câu hỏi) thu thập được. Kết quả cho thấy, các thành tố năng lực thực nghiệm của sinh viên còn ở mức trung bình, yếu là: thành tố 2. Thiết kế phương án thí nghiệm và thành tố 5. Cải tiến, chế tạo thay thế dụng cụ hư hỏng, sáng tạo dụng cụ thí nghiệm . Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi đề xuất phương pháp dạy học khám phá trong học phần Thí nghiệm Vật lí đại cương theo các mức độ mở tăng dần nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của sinh viên sư phạm.
#năng lực thực nghiệm #dạy học khám phá #sinh viên sư phạm Vật lí
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Bài viết nghiên cứu thực trạng tổ chức phát triển năng lực dạy học trải nghiệm (DHTN) cho sinh viên Sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ. Các phương pháp nghiên cứu: thu thập, phân tích và chọn lọc tài liệu, khảo sát sinh viên kết hợp phỏng vấn một số giảng viên và sinh viên, quan sát thực tế và phân tích các số liệu thống kê được sử dụng trong bài viết này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển năng lực DHTN trong đào tạo giáo viên Địa lí tại Trường Đại học Cần Thơ đã được tổ chức với nhiều biện pháp tích cực như đổi mới phương pháp đào tạo, tích hợp lí thuyết DHTN vào các học phần có điều kiện. Để nâng cao hiệu quả phát triển năng lực này cần nâng cao nhận thức và năng lực giảng viên, mở thêm các học phần rèn luyện, cá nhân hóa học tập, huy động các lực lượng tham gia và tạo động lực học tập, rèn luyện cho sinh viên.
#Trường Đại học Cần Thơ #dạy học trải nghiệm #giáo viên Địa lí #năng lực giáo viên
THỰC NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM XÚC – XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năng lực cảm xúc – xã hội là là một tổ hợp năng lực giúp cá nhân ứng xử với chính mình, với người khác, tương tác và hoạt động xã hội một cách hiệu quả. Có nhiều biện pháp khác nhau để phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho cá nhân, đó có thể là chương trình giáo dục năng lực cảm xúc – xã hội (SEL) chuyên biệt hoặc có thể là chương trình tích hợp hoặc cũng có thể là những hoạt động đơn giản được khuyến khích thực hiện thường xuyên. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội cho 27 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động: (1) Phản tỉnh, (2) Thực hành lòng biết ơn, (3) Viết nhật kí cảm xúc, và (4) Thiết lập “chiếc bánh mục tiêu”. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động này đối với việc nâng cao năng lực cảm xúc – xã hội cho sinh viên.
#phát triển năng lực cảm xúc – xã hội #năng lực cảm xúc – xã hội #sinh viên
CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ TẠO VÀO TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆMMục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là nhằm hình thành những phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên môn cho học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục. Đối với môn Vật lí, năng lực thực nghiệm là một trong những năng lực chuyên biệt và đặc thù của môn học cần được hình thành và phát triển trong quá trình dạy học Vật lí. Trong bài viết, tác giả chỉ ra các thành tố cấu thành năng lực thực nghiệm, đề ra các tiêu chí đánh giá để hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua thí nghiệm tự tạo.
#competency; experimental competency; teaching competency development; self-created experiments; physics.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢNG DẠY THỰC NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Để dạy giỏi môn vật lý, người giáo viên không chỉ cần hiểu biết sâu sắc lý thuyết mà còn phải có năng lực giảng dạy thực nghiệm. Vì vậy việc bồi dưỡng, rèn luyện ở sinh viên ngành sư phạm vật lý những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm vật lý phục vụ tốt cho việc giảng dạy sau này là một nhân tố mang tính chất quyết định. Bài viết xin đưa ra một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giảng dạy thực nghiệm cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông sau này.
#Môn Vật lý; phương pháp dạy học; năng lực giảng dạy
Đánh giá kiến thức an toàn sinh học và một số yếu tố liên quan đến kiến thức an toàn sinh học của sinh viên ngành kỹ thuật xét nghiệm y học Trường Đại học Y tế Công cộng năm 2021Mục tiêu: Đánh giá kiến thức an toàn sinh học (ATSH) và các yếu tố liên quan đến kiến thức ATSH của sinh viên ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học (KTXNYH), Trường Đại học Y tế Công cộng (ĐH YTCC) năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, định lượng với 286 sinh viên ngành KTXNYH, Trường ĐH YTCC. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên trả lời đúng các kiến thức cơ bản về ATSH là 68,6%; 76,2% sinh viên nhận biết được các yếu tố nguy cơ; 91% sinh viên nhận diện được các biển báo nguy hiểm. Tỷ lệ sinh viên xử trí các tình huống sự cố trong phòng xét nghiệm (PXN) đạt 79,8%. Các yếu tố học lực trong năm học của sinh viên, điểm trung bình môn ATSH và số lần sinh viên tham gia thực tập tại bệnh viện liên quan đến mức độ đạt kiến thức chung về ATSH. Yếu tố về giới tính, học lực và mức độ áp dụng ATSH trong công việc liên quan đến tỷ lệ đạt kiến thức về xử trí sự cố và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ trong PXN. Kết luận: Mức độ nhận thức cơ bản về ATSH của sinh viên ngành KTXNYH Trường ĐH YTCC khá cao. Các yếu tố thời gian học; học lực, điểm trung bình môn và số đợt thực tập bệnh viện là yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về ATSH và kiến thức xử trí sự cố tại PXN của sinh viên.
#An toàn sinh học #Kỹ thuật Xét nghiệm y học #Đào tạo năng lực an toàn xã hội #Đại học Y tế Công cộng
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong lớp học biên dịch tiếng Anh du lịch: nghiên cứu thực nghiệmTrong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án (DHDA) đã trở nên phổ biến trong việc dạy và học ngoại ngữ ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm với việc vận dụng DHDA trong lớp học Biên dịch tiếng Anh du lịch. Phương pháp lấy dữ liệu gồm có thông tin điều tra từ các dự án du lịch và bảng tự đánh giá về DHDA của 48 sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Anh du lịch, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy sinh viên đánh giá tích cực về DHDA vì phương pháp này giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế thú vị, đồng thời phát triển kỹ năng cộng tác, giải quyết vấn đề và nâng cao năng lực tự chủ trong học tập. Kết quả bài viết có thể được dùng làm cơ sở cho các nghiên cứu tương lai trong các lớp học tiếng Anh chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học để hội nhập quốc tế.
#Dạy học theo dự án #tiếng Anh du lịch #thực nghiệm #tự đánh giá #năng lực tự chủ trong học tập
Kết quả thực nghiệm tác động đến mặt nhận thức trong năng lực hướng nghiệp của giáo viên bộ môn ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh Bài viết trình bày kết quả của thực nghiệm tác động đến mặt nhận thức trong năng lực hướng nghiệp (NLHN) của giáo viên bộ môn (GVBM) ở trường trung học phổ thông (THPT) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dựa trên kết quả khảo sát mẫu khách thể thực nghiệm và nhóm đối chứng, bài viết đưa ra sự khác biệt về nhận thức giữa hai nhóm này trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh (HS) THPT. Kết quả cho thấy sau thực nghiệm, nhận thức của GVBM và HS có những chuyển biến rõ nét và theo hướng tích cực. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";}
#nhận thức về giáo dục hướng nghiệp #năng lực hướng nghiệp của giáo viên bộ môn ở trường trung học phổ thông
Thực nghiệm tác động đến kĩ năng trong năng lực hướng nghiệp của giáo viên bộ môn ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh Bài viết phân tích kết quả sau thực nghiệm về mặt kĩ năng trong năng lực hướng nghiệp (NLHN) của giáo viên bộ môn (GVBM) ở trường trung học phổ thông (THPT) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện nay dựa trên kết quả khảo sát mẫu khách thể thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau thực nghiệm, kĩ năng của GVBM được cả GVBM lẫn sinh viên (SV) đánh giá là có chuyển biến khá tích cực. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";}
#kĩ năng hướng nghiệp #giáo viên bộ môn #năng lực hướng nghiệp của giáo viên bộ môn